Bói tình yêu
Tải miễn phí:
Android iOS
Tra câu, Từ điển Anh - Việt
Tải miễn phí:
Android iOS

Luyện kĩ năng quan sát của trẻ với 9 cách đơn giản

Trang bị tư duy và khả năng quan sát tốt giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập cộng đồng cũng như giúp trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp và đưa ra quyết định tốt. Bởi vậy, việc rèn luyện khả năng quan sát của trẻ là điều mà các bậc phụ huynh không nên coi nhẹ và bỏ qua.

Quan sát sự vật hiện tượng  hành động con người giúp chúng ta nhanh chóng phân tích và đánh giá. Việc quan sát sẽ phải có sự kết hợp giữa các giác quan, bởi nếu chỉ đơn giản là sử dụng thị giác thì đó chỉ là nhìn mà không phải quan sát nữa. Người có kỹ năng quan sát tốt sẽ có tư duy tốt, có khả năng đánh giá sự việc và đưa ra quyết định đúng đắn, giúp ích cho công việc và cuộc sống trong tương lai.
 
Khả năng quan sát là một trong những kĩ năng vô cùng quan trong trong cuộc sống mỗi chúng ta, Cha mẹ hãy bắt tay áp dụng ngay những phương pháp rèn luyện kĩ năng quan sát đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả cho trẻ dưới đây nhé.

Điều tuyệt vời của kĩ năng quan sát tốt:

Học hỏi và ghi nhớ nhiều hơn mỗi ngày: Kỹ năng quan sát là hành trang giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều hơn trong cuộc sống. Không chỉ nhìn một chi tiết kỹ càng mà ta còn thấy được các sự việc liên quan, xâu chuỗi chúng thành vấn đề. Chẳng hạn như khi nhìn ngắm một cánh đồng hoa, bạn không chỉ thấy trên cánh đồng có những loài hoa gì, màu sắc như thế nào mà còn biết được hướng mọc của từng loài hoa, hướng gió thổi,…
 
Nâng cao kỹ năng giao tiếp nhờ khả năng quan sát: Kỹ năng quan sát giúp trẻ đánh giá, phân tích và quyết định đúng đắn. Khi kiến thức được mở mang, chúng ta sẽ trở nên tự tin hơn, đồng thời có nhiều kinh nghiệm để dễ dàng tương tác với mọi người, góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp.
 
Kỹ năng phân tích và đưa ra quyết định từ quan sát: Từ việc quan sát kỹ lưỡng sự vật, hiện tượng, chúng ta sẽ ghi nhớ và xâu chuỗi những điều liên quan, dần dần nhận ra bản chất vấn đề. Đây là yếu tố quan trọng để đưa ra những phân tích cũng như quyết định nhanh chóng giúp giải quyết công việc.
 

Phương pháp rèn luyện khả năng quan sát tốt nhất cho trẻ:

1. Quan sát để xác định mục tiêu quan sát rõ ràng:
 
Trẻ nhỏ rất khó để tập trung vào một việc gì đó vì tính mải chơi. Vì vậy, cha mẹ nên dạy trẻ đặt mục tiêu để quan sát ngay từ đầu. Cha mẹ nên chỉ cho bé biết hôm nay tới công viên quan sát con voi thì chủ yếu sẽ nhìn và tìm ra những đặc điểm của con voi, sau đó mới tìm hiểu thêm các con vật xung quanh như con voi sống trên cạn hay dưới nước, con voi ăn gì,... Xác định được mục tiêu ngay từ đầu sẽ giúp bé tập trung quan sát và quá trình quan sát đạt hiệu quả cao hơn.
 
2 Tạo hứng thú, khuyến khích trí tò mò của trẻ
 
Trẻ nhỏ vô cùng hiếu động, tuy nhiên bé lại có tính tò mò rất cao. Vì vậy, cha mẹ nên dạy cho con tên gọi và hình ảnh của các con vật, tiếng kêu của chúng, hay các loại cây, hoa, màu sắc đặc biệt là những cây có sẵn trong vườn nhà. Sau khi trẻ đã dần biết về chúng, cha mẹ hãy đặt những câu hỏi đơn giản như: “Đây là con gì? Con mèo kêu như thế nào? Trong vườn nhà mình có những cây gì? Hoa X này có màu gì?, …” Trẻ sẽ phải vừa quan sát vừa nhớ lại bài học mà mình đã được học để đưa ra câu trả lời chính xác.
 
Trong quá trình quan sát để tìm ra câu trả lời, trẻ cũng sẽ tìm tòi thêm được các loài cây, loài hoa khác trong vườn. Cha mẹ hãy nhớ khen con khi bé trả lời đúng để bé có thêm hứng thú trong bài học này. Thêm vào đó, cha mẹ có thể tìm hiểu về phương pháp học toán tư duy bằng hình ảnh vừa gúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát vừa phát triển tư duy não bộ toàn diện cho trẻ. 
 
3 Nhiệt tình trả lời câu hỏi của trẻ
 
Sự cổ động thường xuyên và kịp thời luôn là chìa khóa vàng giúp cố gắng hơn trong việc học tập cũng như việc nhà. Trẻ càng đặt ra nhiều câu hỏi trong và sau khi quan sát, chứng tỏ bé càng hứng thú và càng quan sát được nhiều. Chính vì vậy, cha mẹ đừng ngại trả lời những câu hỏi của con trẻ, mà hơn thế nữa hay tích cực đặt ra các câu hỏi để trẻ tích cực và chủ động tư duy hơn.
 
4 Kiểm tra khả năng ghi nhớ thông tin giúp trẻ quan sát tốt hơn
 
Kiểm tra khả năng ghi nhớ thông tin của trẻ giúp cha mẹ biết được bé quan sát sự vật có kỹ lưỡng và cẩn thận hay không. Chẳng hạn sau khi cho bé nhìn thấy chú khỉ trong công viên, khi về nhà cha mẹ hãy hỏi bé chú khỉ có mấy chân, lông có màu gì, ăn thức ăn gì,… Với những bé lớn hơn, cha mẹ có thể yêu cầu bé vẽ tranh hoặc viết văn mô tả.

Loading...

 
Cha mẹ hãy khuyến khích động viên bé ngay từ đầu để bé cố gắng tập trung quan sát vào những lần sau, như vậy sẽ hình thành thói quen quan sát chăm chú ở trẻ. .  
 
5 Nâng cao khả năng quan sát qua trò chơi bằng vật dụng quanh ta:
 
Có rất nhiều trò chơi giúp trẻ tăng khả năng quan sát và sự nhanh nhạy của mắt, tay. Cha mẹ có thể cho bé nhìn một bức tranh với nhiều chi tiết để bé quan sát thật kỹ và kể ra những gì bé thấy được sau khi cất bức tranh đi. Bạn cũng có thể chơi trò tìm điểm khác nhau giữa hai bức hình.
 
6 Phát triển tư duy phản biện của trẻ
 
Khả năng tư duy phản biện là trọng tâm của việc quan sát, nó phản ánh thành quả của quá trình quan sát. Cha mẹ có thể rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ bằng nhiều cách, chẳng hạn như sau khi cho trẻ quan sát thực tế, cha mẹ đặt ra những câu hỏi để trẻ lập luận, phân tích và đưa ra câu trả lời. Nếu như câu trả lời chưa đúng, trẻ sẽ tự ý thức được việc tập trung quan sát kỹ càng ở những lần sau.
7 Kĩ năng quan sát trẻ tốt hơn khi được đi chơi nhiều nơi:
 
Những hình ảnh thực tế không chỉ giúp trẻ quan sát tốt hơn mà còn kích thích sự phát triển của 4 giác quan còn lại, giúp trẻ có cái nhìn tổng thể về mọi thứ xung quanh.
 
Nếu như trên sách vở, bố mẹ dạy rằng con voi có ngà và có vòi rất dài thì khi nhìn thực tế chú voi trong công viên, trẻ sẽ nhìn được đâu là ngà, voi, hay đôi chân to như cột đình của voi và còn quan sát thêm được cách mà voi dùng vòi cuốn thức ăn hay cách di chuyển nặng nề chậm rãi của loài vật này. Bên cạnh đó, khi được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều sự vật, trẻ còn trở nên mạnh dạn và hòa đồng hơn.
 
8 Tập cho trẻ viết nhật ký quan sát hằng ngày:
 
Viết nhật ký quan sát được đánh giá là một trong những phương pháp tốt nhất hiện nay trong việc tăng khả năng quan sát của trẻ. Bạn hãy đưa ra thử thách rằng sau khi quan sát sự vật, hãy vẽ lại một bức tranh về những gì con vừa nhìn thấy, hoặc với trẻ lớn hơn thì có thể viết một bài văn miêu tả. Trong khi thực hiện thử thách, trẻ sẽ phải tập trung và quan sát rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng, sau đó nhớ lại và hình dung ra những gì mình đã quan sát được để hoàn thành nhiệm vụ.
 
9. Dạy trẻ biết cách kết hợp quan sát với suy luận:
 
Sự kết hợp giữa quan sát với suy luận rất cần thiết cho trẻ, không chỉ là sự rèn luyện về tư duy não bộ mà còn tăng phản xạ của mắt và tay. Để thực hiện phương pháp này, cha mẹ nên bắt đầu từ việc đơn giản như cho trẻ quan sát một con vật, rồi đưa ra một bức tranh vẽ con vật đó nhưng bị thiếu mất một vài bộ phận. Trẻ sẽ phải vận dụng khả năng quan sát và suy luận của mình để tìm ra mảnh ghép còn thiếu.
 
Cha mẹ đang quan tâm tới việc phát triển trí não cùng khả năng quan sát của trẻ nên tìm hiểu thêm về những cách giúp tăng kĩ năng quan sát của trẻ nhé.