Bói tình yêu
Tải miễn phí:
Android iOS
Tra câu, Từ điển Anh - Việt
Tải miễn phí:
Android iOS

Phân tích câu "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động

Mỗi người chúng ta khi được sinh ra và lớn lên đều có những tính cách, cá tính riêng biệt. Phẩm chất của mỗi người tốt hay xấu được đánh giá, nhận xét qua hành động của người đó chứ không phải qua lời nói.

Ông cha ta cũng từng dạy con cháu rằng: “Muốn đánh giá được người đó như thế nào thì hãy xem việc anh ta làm, đừng nghe anh ta nói”. Thật vậy nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông đã đúc kết rằng: “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

moi-pham-chat-cua-duc-hanh-la-o-trong-hanh-dong

Vậy chúng ta muốn hiểu rõ ý nghĩa của câu nói này, chúng ta phải hiểu được thế nào là “Đức hạnh”? Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt (Theo từ điển Tiếng Việt). Đức hạnh được thể hiện qua cảm xúc, lời nói, hành động hằng ngày của từng cá nhân trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Loading...

Mặt khác, hành động có thể được định nghĩa là những việc làm cụ thể, được bộc lộ hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Hành động chính là phẩm chất quan trọng của đức hạnh bởi vì nó vừa là sự chuyển hóa vừa là kết tinh của các phẩm chất khác. Hành động là thước đo đánh giá đức hạnh của một cá nhân, một tập thể và cộng đồng dân tộc. Hành động là yếu tố cao nhất trong bậc thang giá trị nhân phẩm, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của cá nhân và xã hội.

Muốn đánh giá một người chúng ta phải dựa vào những việc làm, hành động của người đó đối với những người xung quanh. Ngược lại nếu chỉ đánh giá họ qua lời nói thì đó là cách nhìn nhận phiến diện, thiếu chính xác dễ dẫn đến những hậu quả không tốt, đặc biệt khi chúng ta chọn bạn để kết thân. Nhân cách hay đức hạnh của mỗi người được nhìn nhận không phải thông qua hành động lớn mà có khi chỉ qua những việc rất nhỏ lại đánh giá được đức hạnh của họ.

Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường, nhường chỗ cho phụ nữ có thai và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm dến người khác, cư xử lễ phép, đối xử tốt với mọi người xung quanh. Tất cả đều là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái đẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính là sự thể hiện của đức hạnh.  Danh ngôn có câu:

“ Ý nghĩa là nụ
Lời nói là bông hoa
Việc làm mới là quả ngọt.”

Mọi hành động tốt luôn bắt đầu từ những ý nghĩ tốt đẹp, trong sáng cộng hưởng với lòng ham muốn làm việc tốt đó. Chúng ta làm điều đó bằng tất cả tấm lòng, biến những điều ấy từ suy nghĩ, lời nói thành hành động vệc làm cụ thể, như vậy mới tạo thành trái ngon, “quả ngọt”. 

Tuy  nhiên, một số trường hợp cần xem xét trong từng hoàn cảnh để đem đến việc có lợi cho mọi người nhất mà không ảnh hưởng tới người khác. Ví dụ như trong trường hợp một bác sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó lại là một hành động đẹp. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỉ riêng của chính họ. Chúng ta không thể loại bỏ họ mà phải làm cho họ phải thay đổi được những ý nghĩ ích kỷ, mưu cầu lợi ích cá nhân ấy.

Một xã hội văn minh, lịch thiệp là một xã hội tồn tại những con người làm nhiều việc tốt, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích của cá nhân, biết đoàn kết cùng tương trợ lẫn nhau, biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ đức hạnh hay cũng chính là sự thể hiện của một con người có mọi phẩm chất tốt đẹp từ đức hạnh.

Danh ngôn có câu “Đức hạnh là nền tảng của mọi thứ và chân lý là bản chất của mọi đức hạnh”. Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay. Chúng ta biết rằng trong cuộc sống phải có nền tảng hay chúng ta gọi đó là gốc rễ để từ đó chúng ta có phương hướng phát triển, rèn luyện để đạt được điều mong muốn. Nền tảng vững chắc thì thân, lá mới tốt mới cho quả ngọt. Đức hạnh cũng chính là thước đo lòng người của xã hội, chân lý cũng phải bắt nguồn từ đức hạnh mà ra.

Mỗi người trong chúng ta có cùng một mục đích là tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn về vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng, là từ “cho”. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế. Những người biết sống vì người khác , đem lại hạnh phúc cho người khác, là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả , đáng trân trọng…Khi chúng ta đem lại hạnh phúc cho người khác bản thân chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn người đó, cảm giác tuyệt vời này không phải ai cũng cảm nhận hết được, không phải ai cũng nắm bắt được. Hạnh phúc thật giản đơn và dễ dàng có khi chỉ là giúp đỡ một cụ già qua đường, hay tìm lại bố mẹ cho một em bé bị lạc… Tất cả những điều đó sẽ làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. 

Mỗi học sinh chúng ta tuy đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng lại mang tâm hồn, hoài bão của thế hệ trẻ, vì vậy hãy cùng nhau rèn luyện, học tập thật tốt, cùng tham gia công tác cộng đồng giúp đỡ mọi người. Tất cả những hành động nhỏ đó khi chúng ta tích lũy nhiều sẽ tạo nên những thói quen có những hành động tốt, lời nói hay, ý đẹp góp phần xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp. Mỗi chúng ta phải tự xây dựng hình ảnh đẹp cho mình, gọp công sức tạo nên vẻ đẹp rất riêng, lưu giữ nét văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.