Bói tình yêu
Tải miễn phí:
Android iOS
Tra câu, Từ điển Anh - Việt
Tải miễn phí:
Android iOS

Bài thơ "viếng lăng Bác" ra đời trong hoàn cảnh nào

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử thân yêu nhất của dân tộc Việt Nam. Người để lại hình ảnh người cha già dân tộc hiền từ, một tên gọi Bác thân thiết.

Người hiện thân cho những gì cao đẹp và mạnh mẽ cuat dân tộc, biết bao nhà nhơ, thi sĩ đã làm thơ về Bác. Bài thơ "Viếng Lăng Bác" của Viễn phương là một bài thơ ngắn đầy xúc động, thể hiện tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Người.

Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Lời thơ giản dị chứa đựng rất nhiều cảm xúc, lời bài thơ là lời của người con miền Nam ra thăm lăng Bác, nơi yên nghỉ của Người cha già dân tộc. 

Loading...

Tình cảm trong bài đúng là tình cảm người con ở xa mà niềm nỗi nhó thương ấp ủ bấy lâu như chỉ giờ gặp lại bóng dáng thân yêu là trào dâng thổn thức.
Từ xa, Viễn Phương đã nhnf thấy hàng tre quanh lăng đã xiết bao xúc động:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Nhà thơ hẳn phải đến sớm để xếp hàng vào viếng khi sương còn bao phủ quanh lăng. Theo con đường quanh quanh dần tới lăng nổi lên hàng tre xanh bát ngát. Bát ngát của tre và bát ngát của sương, Nhà thơ bắt gặp hình ảnh quen thuộc mà bao năm đã in hẳn trong tiềm thức. Một tình cảm ừa thân quen vừa thương xót tự hào thân quen vì người Việt Nam nào mà không biết đến cây tre. Thương sót vì tre phải chịu đựng bão táp, mưa sa và tự hào vì tre vẫn đứng thẳng hàng, không nghiêng ngả.

Từ sương sa mà liên tưởng đến bão táp mưa sa cũng rất tự nhiên, từ cây tre mà nghĩ đến Việt Nam rồi nghĩ đến Bác cũng rất tự nhiên bởi từ lâu "cây tre Việt Nam", "Hồ Chí Minh" là những từ ngữ có mối liên hệ nội tâm.

Khổ thơ thứ 2 nói tới cảm xúc trước cảnh dòng người sếp hàng vào lăng. Hản là đoàn người rất dài, tốc độ đi rất chậm. Khổ thơ trê, cảnh vật đang còn sương phủ, bây giờ mặt trời đã lên cao trên đỉnh đầu. Mặt trời trên lăng lại gợi:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ví Bác với mặt trời là hình ảnh quen thuộc, nhưng đem so sánh mặt trời trên lăng và mặt trời trong lăng là một sáng tọa mới xuất thần. "Mặt trời rất đỏ" làm nhớ đến trái tim, trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước thương dân.

Ngắm nhìn dòng người vào viếng lăng:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Tràng hoa là chuỗi hoa vàng kết thành. Từng đoàn người đi viếng, con người là hoa của đất, những con người được Bác quan tâm. Một hình ảnh như không phải đến viếng một người đã từ trần mà viếng một cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân đã dâng hiến bao nhiêu hoa trái. 

Viễn Phương liên tưởng rất sâu sắc, còn dùng từ tinh tế, đầy tình cảm nâng niu, quý trọng. Từ "ngày ngày" được lặp lại hai lần gây cảm giác thời gian vô tận, vĩnh viễn không bao giờ ngừng như tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác.

Khổ thơ thứ ba nói về cảm xúc khi đã vào trong lăng. Đây là nơi ngự trị của cái im lặng, trang nghiêm của sự yên nghỉ đời đời. Câu thơ đã viết rất đỗi chân thực và thơ mộng:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Khung cảnh bình yên lặng lẽ gợi lên giấc ngủ ban đêm, êm đềm dưới vầng trăng sáng dịu hiền. Nhà thơ một mặt không muốn cảm nhận đây là giấc ngủ vĩnh viễn, ngủ giữa ban ngày, nhưng mặt khác không thể thấy một sự thật rằng con người đang nằm kia vĩnh viễn ra đi.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Dù biết Bác sống vĩnh viễn như trời xanh thì cũng không thể che giấu một sự thật mất mát, làm đau nhói ở trong tim. Câu thơ nghe như một tiếng khóc nghẹn ngào.
Khổ thơ cuối là cảm xúc trước khi ra về:

Muốn làm con chim hót quanh lăng bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này

Nghĩ đến mai về miền Nam, nỗi thương xót trào dâng rơi nước mắt. Không phải rưng rưng, rớm rớm mà là trào một cảm xúc mãnh liệt. Tình thương xót như nén giữa tâm hồm làm nảy sinh bao ước muốn.

Ước muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, để lại chút vui tươi nhí nhảnh bên một người đã hi sinh cả gia đình, tình riêng vì đất nước. Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây, muốn làm cây tre trung hiếu chốn ngày.

Mọi ước muốn đều quy tụ vào một điểm là mong muốn được gặp Bác mãi mãi, hẳn muốn làm vui, khuây khỏa, làm vơi nỗi lạnh lẽo của con người suốt đời hi sinh đã dành trọn tình yêu thương đến mọi người dân Việt Nam, đồng bào là miền Nam ruột thịt.

Bài thơ tả lại một ngày ra thăm lăng Bác, từ sáng sớm đến trưa, đến chiều. Nhưng thời gian trong tưởng niệm là thời gian vĩnh viễn của vũ trụ, của tâm hồn.

Cả bốn khổ thơ, khổ nào cũng dâng trào niềm thương xót vô hạn. Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp những hình ảnh ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm. Tình cảm đối với Bác chỉ có thể là tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người.

Viễng Lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là một sự đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Bác, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già dân tộc.