Những câu văn nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng cảm xúc lại cực kì mãnh liệt, tràn đây ở những câu thơ khiến ta nhớ đến tác giả Viễn Phương với bài thơ Viếng Lăng Bác.
Bài thơ thể hiện một niềm tôn kính lớn lao của tác giả với Bác Hồ đồng thời cũng thể hiện sự đau thương, mất mát khi Bác đã ra đi cùng những cảm xúc mãnh liệt trong tim tác giả.
Mở đầu bài thơ, Viễn Phương đã xưng hô một cách rất thân mật: Con - Bác thể hiện một niềm tôn kính, thương mến của tác giả đối với Bác.
Miền Nam - nơi mà Bác vẫn muốn chứng kiến cảnh giải phóng nhưng chưa kịp thì Bác đã mãi mãi đi xa để lại cho tác giả một niềm thương mến như một chuyến đi thăm Người thân của mình.
cảm xúc như đang dân trào khiến tác giả Viễn Phương không khỏi bồi hồi xúc động.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Bước đến lăng Bác, Nhà thơ không khỏi gỡ ngỡ khi thấy hàng tre xanh xanh Việt Nam - tác giả liên tưởng đến những người dân Việt Nam đang đứng canh giấc ngủ cho Người.
Nhà thơ xúc động, bồi hồi khi đứng trước hàng tre xanh - luôn hiên ngang đứng thẳng hàng dù cho bão táp mưa sa. Chính vì thế, Cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam luôn thẳng thắn.
Mạch cảm xúc của tác giả cứ thế dâng trào theo thời gin, càng ngày càng mãnh liệt với nghệ thuật ẩn dụ giữa Người và mặt trời.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Mặt trời luôn luôn tỏa sáng rực tỡ để chiếu sáng cho vạn vật sinh sôi nảy nở và Bác Hồ cũng thế, Bác cũng tỏa sáng nhưng còn tỏa sáng hơn cả mặt trời vì Bác luôn chiếu rọi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Màu đỏ tượng trưng cho sự lí tưởng cộng sản sắc đỏ tương lai cho dân tộc, cho quê hương đất nước. Điệp từ "ngày ngày" thể hiện thời gian trôi qua đi nhưng những sự việc trong đời sống thì vẫn cứ diễn ra và đã trở thành một quy luật.
Bảy mươi chín là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, luôn hi sinh cống hiến cuộc đời mình cho dân tộc, quê hương Việt Nam. Luôn luôn yêu thương, nhớ về Bác nên có rất nhiều thế hệ đến lăng Bác để viếng thăm.
Hình ảnh dòng người kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân là hình ảnh tuyệt đẹp của những người dân đến với Vị Cha già dân tộc vĩ đại của nhân dân.
Và có lẽ tác giả đã rất xúc động và bồi hồi khi đứng trước Bác:
Bác đang nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Đối với nhà thơ, Bác chỉ đang nằm ngủ, một giấc ngủ rất bình yên. Hình ảnh Bác nằm giữa vầng trăng sáng dịu hiền, khuôn mặt ung dung thanh thản rất đỗi hiền từ như một vầng trăng sáng dịu dàng.
Hình ảnh so sánh này đã giúp tác giả cảm thấy Bác chưa đi đâu xa, Bác vẫn ở đây theo dõi những bước phát triển của đất nước.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, câu thơ thể hiện sự vĩnh hằng bất tử, bóng hình của Bác đã nghi tạc vào hình sông thể núi, đã nghi tạc vào quê hương đất nước.
Biết là thế, nhưng trong lòng tác giả vẫn nhói lên từng hồi vì phải đối mặt ới sự thực rằng Người đã đi xa, đi xa mãi mãi... Từng cảm xúc bồi hồi cứ nhói lên trong tim nhà thơ từng cơn, mọt sự tiếc nuối vô bờ bến.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Khổ thơ cuối nhà thơ đã thể hiện sự tiếc nuối ì phải chia tay Bác, chia tay Người trong niềm luyến tiêc, chia tay trong nước mắt.
Một vài điều mà tác giả muốn làm trước khi trở về quê hương: muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây. Tác giả muốn Bác được yên vui, để Bác bớt nỗi cô đơn, hiu quạnh và những nốt nhạc có thể làm Người thoải mái dù đó chỉ nhỏ bé nhưng vẫn đem lại cho người một cái gì đó như một món quà kỉ niệm.
Toàn bộ bài thơ đều được tác giả thể hiện cảm xúc hết sức bồi hồi. Mỗi một khổ thơ đều thể hiện một cung bậc cảm xúc sâu lắng của Nhà thơ với Sự nghẹn ngào trong từng vần nhịp.
Với những hình ảnh thơ hết sức gần gũi, đầy tính thuyết phục về tình yêu bao la Bác dành cho quê hương và còn là sự đáp trả rộng lớn của tất cả những người dân Việt Nam luôn luôn yên thương, kính trọng Bác.
Với những biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ cùng những cảm xúc sâu lắng của Viễn Phương có lẽ sẽ in sâu trong lòng mỗi người đọc và những người dân Việt Nam về Chỉ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.