Bói tình yêu
Tải miễn phí:
Android iOS
Tra câu, Từ điển Anh - Việt
Tải miễn phí:
Android iOS

Kiến thức vận dụng về chất hóa học trong cuộc sống

Bạn đang băn khoăn các vật thể xung quanh mình có được gọi là chất không? Những quả chuối, hạt gạo có được quy và hàng chất như thế nào với những kiến thức trọng tâm về chất dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

I. Lý thuyết cơ bản về chất

1. Vật thể, chất.

Vật thể: Là toàn bộ những gì xuất hiện xung quanh chúng ta và trong không gian (những vật chất có thể nhìn, cảm nhận và những vật thể không thể quan sát bằng mắt thường).
Vật thể được chia thành 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

kiến thức quan trọng về chất hóa học 1

2. Tính chất hóa học đặc trưng của chất

– Mỗi chất có những đặc tính chất nhất riêng biệt. Bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá học.

Loading...

Tính chất vật lý: Trạng thái (R,L,K), màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi (t0s), nhiệt độ nóng chảy (t0nc), khối lượng riêng (d).
Tính chất hoá học: Là khả năng bị biến đổi thành chất khác: Khả năng cháy, nổ, tác dụng với chất khá.
→ Lợi ích của việc hiểu các tính chất của chất:

Phân biệt chất này với chất khác.
VD: Cồn và nước là 2 vật thể lỏng nhưng Cồn cháy còn nước không cháy.

VD: H2SO4 đặc nguy hiểm, gây bỏng nên cần cẩn thận khi sử dụng

VD: Cao su không thấm nước, đàn hồi nên chúng được sử dụng chế tạo săm, lốp xe…

3. Hỗn hợp và chất tinh khiết.

Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần.
Hỗn hợp gồm có 2 loại:
–  Hỗn hợp đồng nhất : là hỗn hợp không xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.

VD: Hỗn hợp nước và rượu.

–  Hỗn hợp không đồng nhất: là hỗn hợp có xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.

VD: Hỗn hợp dầu ăn và nước.

Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, Chúng có thể thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.
Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi. VD: Nước cất (nước tinh khiết)
Khi tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ta thu được các chất tinh khiết. Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp người ta có thể sử dụng các phương pháp vật lý và hoá học: tách, chiết, gạn, lọc, cho bay hơi, chưng cất, dùng các phản ứng hoá học…
VD: Khuấy tan một lượng muối ăn vào nước → Hỗn hợp trong suốt . Khi đun nóng, nước bay hơi, ngưng tụ hơi tạo thành nước cất. Sau khi cạn nước thu được muối ăn.

II. Bài tập củng cố kiến thức quan trọng về chất

Bài 1. Nêu ví dụ về 3 vật thể tự nhiên, 3 vật thể nhân tạo.

Bài 2. Vì sao nói được “ở đâu có vật thể là ở đó có chất” ?

Bài 3. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các ý sau:

Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng là nước.
Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
Dây diện làm bằng đồng, được bọc một lớp chất dẻo bên ngoài.
Áo may bằng sợi bông (95 – 98% là xenlulozơ ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).
Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,….
Bài 4. Lập bảng so sánh tính chất: màu, mùi, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất: muối ăn, đường, than.

 

Bài 5. Làm thế nào để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh?

Bài 6. Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kỹ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở – 1960C và oxi lỏng sôi ở – 1830C. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí?

HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1.

Hai vật thể tự nhiên: nước, cây, không khí.

Hai vật thể nhân tạo: Bàn, ghết, nồi cơm điện

Bài 2.

Bởi vì, chất là nguyên liệu tạo ra vật thể. Trong tự nhiên chất có mặt khắp mọi nơi từ trong vật thể tự nhiên đến vật thể nhân tạo.

Bài 3.

Vật thể: cơ thể người, lõi bút chì, dây điện, áo, xe đạp.

Chất: nước, than chì, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.

Bài 4. Lập bảng so sánh:

kien thuc quan trong ve chat hoa hoc trong cuoc song 2

Bài 5.

Dùng nam châm. Do sắt có tính chất là chất dễ bị nhiễm từ nên sẽ bị nam châm hút. Còn lưu huỳnh thì không.

Bài 6.

Nitơ lỏng sôi ở – 1960C và oxi lỏng sôi ở – 1830C cho nên ta có thể tách riêng hai khí này bằng cách hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí (tới < – 1960C  ). Sau đó nâng dần nhiệt độ lên. Ở – 1960C nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến- 1830C mới sôi → Tách riêng được hai khí.