Việt Nam ta có rất nhiều nhạc cụ dân tộc với những nét độc đáo và âm thanh rất riệng, nhưng khi kết hợp chúng với nhau thì bạn sẽ thực sự cảm nhận được bức tranh dân gian trong đó. Một trong nhạc cụ đó, em thích nhất là cây đàn bầu.
Ngay cái nhìn đầu tiên, em đã bị thu hút bởi vẻ ngoài độc đáo đầy lạ lẫm với thân đàn bầu dài mà chỉ có một dây căng vào một cái cần uốn cong, có quả bầu khô, một đầu đính vào một cái giá gỗ, hộp gỗ, dài độ một mét. Theo như cha ông ta kể lại thì nghệ sĩ gảy đàn bầu được ngồi trên chiếc chiếu, dây đàn bầu bẳng dây tơ.
Với công nghệ ngày nay, chiếc đàn bầu có thể được cải tiến, dùng hộp gỗ thay vỏ quả bầu khô, dây đàn bằng dây kim loại. Nghệ sĩ gảy đàn bầu ngồi trên ghế, đàn bầu được gá vào mặt bàn.
Khi cất lên những tiếng đầu tiên, ta cảm nhận ngay được tiếng kêu nỉ non, trầm đục, ngần nga, véo von, thánh thót,... thật huyền diệu như trong câu truyện chiếc đàn bầu kêu "tích tịch tình tang" trong chuyện Thạnh Sanh Lý Thông vậy. Bạn chỉ cần cầm que gảy bên tay phải, tay trái rất mềm mại nắn cần đàn lúc diễn tấu. Tiếng đàn bầu nỉ non, mê li,... nghe như gió thổi, như mưa rơi. Nghe như tiếng suối...
Em thực sự bị mê hoặc bởi dáng vẻ bên ngoài cùng âm thanh véo von nỉ non nhưng đầy tình cảm của chiếc đàn bầu.