Bói tình yêu
Tải miễn phí:
Android iOS
Tra câu, Từ điển Anh - Việt
Tải miễn phí:
Android iOS

Bài toán hay về tính chất hóa học của bazơ

Nắm vững kiến thức cơ bản về tính chất hóa học của bazơ, các bạn có thể vận dụng vào giải quyết những bài toán về phản ứng hóa học của bazơ cũng như vận dụng vào đời sống hằng ngày.

I.Khái niệm và phân loại tính chất hóa học của bazơ:

- Hợp chất Bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH).

-Hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit

-Tên bazơ = tên kim loại (thêm hóa trị, nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

Loading...

tinh chat hoa hoc cua bazo

Ví dụ:         NaOH: Natri hidroxit

Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit

-Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:

+ Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

+ Những hợp chất bazơ không tan:

Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…

II. Tính chất hóa học hợp chất bazo

1) Bazo tác dụng với chất chỉ thị màu.

– Dung dịch bazơ sẽ biến quỳ tím thành màu xanh.

– Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ kết hợp với oxit axit để tạo thành muối và nước.

Ví dụ:         2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ:         KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ  mới.

Ví dụ:         2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

Lưu ý: Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Ví dụ:         Cu(OH)2   CuO + H2O

2Fe(OH)3    Fe2O3 + 3H2O

III. Bài tập vận dụng tính chất hóa học của bazo

Bài 1: Làm sao để nhận biết 3 loại phân bón: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2 chỉ với hợp chất bazơ.

Bài 2: Có những bazơ sau: Mg(OH)2, KOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào

a) Tác dụng được với với dung dịch HCl.                  b) Bị nhiệt phân hủy.

c) Tác dụng được CO2.                                          d) Đổi màu quỳ tím. thành xanh.

Bài 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a)..….  Fe2O3 +3H2O

b) H2SO4 +……  MgSO4 + 2H2O

c) NaOH +……  NaCl + H2O

d) …… + CO2  Na2CO3 +H2O

e) CuSO4 + ……  Cu(OH)2 + 2H2O

Bài 4: Viết phương trình phản ứng hóa học của nước với:

a. Lưu huỳnh trioxit                b. Cacbon đioxit

c. Điphotpho pentaoxit           d. Canxi oxit                           e. Natri oxit

Bài 5: : Viết phương trình phản ứng hóa học của KOH tác dụng với:

a. Silic oxit                              b. Lưu huỳnh trioxit

c. Cacbon đioxit                      d. Điphotpho pentaoxit

Bài 6: Hãy nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl

Bài 7: Viết phương trình điều chế xút từ vôi sống và sôđa.

Bài 8: Cho 18,8 gam natri oxit K2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

Bài 9: Dung dịch X chứa 6,2g Na2O và 193,8g nước. Cho X vào 200g dung dịch CuSO4 16% thu được a gam kết tủa .

a. Tính nồng độ phần trăm của X.

b. Tính a.

c. Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam kết tủa sau khi đã nung thành chất rắn đen.

Bài 10:Trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%

a. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.

b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045g/ml) thì lượng KOH cần dùng là bao nhiêu?

IV. Đáp án tham khảo 

tinh chat hoa hoc cua bazo 1

tinh chat hoa hoc cua bazo 2

tinh chat hoa hoc cua bazo 3

tinh chat hoa hoc cua bazo 4

tinh chat hoa hoc cua bazo 5

tinh chat hoa hoc cua bazo 6