Bói tình yêu
Tải miễn phí:
Android iOS
Tra câu, Từ điển Anh - Việt
Tải miễn phí:
Android iOS

Em làm gì giúp giảm thiểu tai nạn giao thông

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của nước ta hiện này là tai nạn giao thông, nó cũng là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.

lam-sao-giup-giam-thieu-tai-nan-giao-thong

Theo thống kê của cá chuyên gia, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông hàng đầu thế giới. Từ lâu, tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn bởi những thiệt hại mà nó mang lại như: tạo gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, để lại những vết thương lòng không thể nào nguôi cho những người còn sống, tạo nên sự đỗ vỡ trong gia đình.

Trong bản tin thời sự mỗi ngày đã dành riêng thời lượng phát sóng về bản tin an toàn giao thông để thông báo số vụ tai nạn, số người chết và bị thương trong ngày. Mỗi ngày ở nước ta ước tính có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông. Chúng ta làm một phép tính nhân, một năm có 365 ngày khi nhân lên với con số 30 sẽ là 11.000 người chết. Có thể nói đây là con số rất kinh khủng nhìn lại chúng ta không khỏi giất mình. 

Loading...

Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng và cuộc sống của biết bao người, để lại nỗi đau thương và những gánh nặng về kinh tế dai dẳng cho rất nhiều gia đình và xã hội. Tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, hậu quả của nó có thể nói ghê ghớm hơn bất cứ tai họa nào, thậm chí ngay cả chiến tranh, thiên tai, hay dịch bệnh… cũng không “giết người” nhiều bằng tai nạn giao thông.

Đứng trước những thực trạng về tình hình giao thông hiện nay, để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông nhà nước đã ban hành Luật Giao thông và những nghị định về an toàn giao thông một cách khắt khe hơn, xử phạt nặng về kinh tế các trường hợp vi phạm luật giao thông. Ngoài ra, nhà nước ta cũng xây dựng và cải tạo nhiều công trình giao thông, nhằm cải thiện các phương tiện giao thông trên nhiều trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và nội thành…

Theo số liệu thống kê tai nạn giao thông trong một vài năm gần đây có giảm đi, nhưng không đáng kể. Nhưng thực tế những con số thống kê cũng không phải là kết quả chắc chắn. Bởi hàng giờ, hàng ngày vẫn có những vụ va chạm gây người chết, người bị thương hai bên thương lượng với nhau…Bản tin thời sự hàng ngày vẫn đăng những vụ tai nạn thảm khốc, thương tâm khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng lo sợ mỗi khi ra ngoài đường.

Vậy nguyên nhân dẫn đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng là do đâu? Câu hỏi này là của tất cả mọi người, nó bắt nguồn đầu tiên là nhu cầu đi lại của chúng ta kéo theo sự gia tăng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều với tốc độ nhanh chóng.

Thứ hai là do dân số tăng, dẫn đến lượng người tham gia giao thông cũng tăng lên.

Nguyên nhân thứ ba là việc phát triển hạ tầng phục vụ giao thông đi lại dù được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhưng cũng không đáp ứng kịp nhu cầu và nhịp sống của xã hội hiện đại, đường tuy mở rộng nhưng lượng người không giảm đi do vậy đường sá vẫn chật hẹp, lượng xe có trọng tải lớn lưu thông nhiều nên đường sá mau chóng xuống cấp, hư hỏng.

Nguyên nhân thứ tư là nguyên nhân quan trọng nhất là sự thiếu ý thức của con người khi tham gia giao thông. Sự thiếu hiểu biết về luật giao thông, thiếu văn hóa, thiếu ý thức, tính tình nóng nảy, thô lỗ… dễ trở thành “những hung thần trên đường phố”. Người đi đường dù cận thận đến mấy, nhưng khi gặp họ thì cũng khó tránh khỏi tử thần.
Tai nạn giao thông là nỗi kinh hoàng của gia đình và xã hội vậy thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay? Để làm được điều này đòi hỏi mọi người phải cùng nhau chung tay góp sức xây dựng mới thành công được.

Để hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Trước tiên nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở giao thông, quản lí chặt chẽ chất lượng các công trình giao thông hiện nay. Đồng thời đội ngũ lực lượng chức năng cần kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Chúng ta là thế hệ trẻ cần có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi đúng phần đường làn đường quy định, không lạng lách, đánh võng trên đường…. Đồng thời tuyên truyền để các bạn khác có ý thức trách nhiệm hơn thấy được những tác hại khi không tham gia đúng luật an toàn giao thông.

Tham gia các đội thanh niên tình nguyện tham gia khóa đào tạo điều phối giao thông và tuyên truyền các tháng hành động vì an toàn giao thông. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.

Tuổi trẻ học đường là lực lượng trẻ có sức tuyên truyền rất cao, đồng thời đây là thế hệ sẽ cải thiện tình trạng tai nạn giao thông lớn nhất, đẩy lùi sự thiếu ý thức trách nhiệm với tính mạng của chính mình và những người xung quanh. Mỗi một học sinh chúng ta hãy luôn chung tay góp sức vào việc tuyên truyền an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông hiện nay.