Bài thơ “Từ ấy” thể hiện lòng quyết tâm gắn bó máu thịt cùng giai cấp cần lao, vùng lên đấu tranh giành lại quyền tự do, quyền sống hạnh phúc của con người.
"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của bạn kếp phôi pha
Là anh của bạn đàn em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ"
"Đã là" thể hiện sự dứt khoát, thái độ quyết tâm và khẳng định mình đã trở thành con, em, anh thân thiết như người một thành viên trong gia đình.
"Vạn nhà" là hình tượng của ngôi nhà chung của tầng lớp giai cấp cần lao. "Vạn kiếp phôi pha" thể hiện sự bất hạnh, khổ đau. Nó thể hiện sự căm phẫn của tầng lớp thấp hèn bị chèn ép của cái xã hội đầy bất công.
Hình ảnh những đưa trẻ mồ côi, không nơi nương tự, đang phải lang thang, vất vưởng "Không áo cơm, cù bất cừ bơ". Nó lột tả sự tàn khốc vô nhân đạo của xã hội bóc lột.
Với giọng điệu và ngôn từ cứng rắng, tác giả thể hiện sự căm phẫn, sự quyết tâm đấu tranh giành lại sự công bằng. Nhà thơ Tố Hữu nói nên sự gắn bó máu thịt và muốn góp phần sức lực nhỏ bé của mình để đòi lại sự công bằng, sự tự do và quyền hạnh phúc của con người thuộc tầng lớp bị áp bức bóc lột.
Nhờ sự soi sáng của lý tưởng Cộng Sản, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà thơ Tố Hữu đã nhận ra lý tưởng cách mạng để thay đổi suy nghĩ và hành động, để gắn bó máu thịt cùng người dân lao động để chống lại, lật đổ chế độ bất công thối nát.
Bài thơ "Từ ấy" được ra đời trong hoàn cảnh đó!