Bói tình yêu
Tải miễn phí:
Android iOS
Tra câu, Từ điển Anh - Việt
Tải miễn phí:
Android iOS

Nhận thức đoàn kết dân tộc của Tố Hữu qua bài thơ "Từ ấy"

Những nhận thức mới của Tố Hữu về lẽ sống và tình cảm được thể hiện ở khổ thơ thứ hai của bài thơ "từ ấy".

"Tôi buộc lòng toi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

"Tôi" ở đây là cái tôi cá nhân là cái tôi riêng nhỏ bé. "buộc" có nhĩa bắt buộc những đặt vào bài thơ lại là sự tự nguyện và quyết tâm được hợp với từ " mọi người" để chỉ cái tôi chung của toàn dân tộc.

gia-tri-doan-ket-dan-toc-qua-tac-pham-tu-ay

Loading...

Câu thơ đầu tiên của khổ thơ thứ hai nói lên sự tự nguyện, gắn bó cái tôi cá nhân của Tố Hữu với cái tôi chung của dân tộc. Đối với câu thơ thứ hai:

"Để tình trang trải với trăm nơi"

Với ý nghĩa là đem cái tình cảm chia sẻ, cảm thông, yêu thương với mọi người ở khắp mọi nơi trong cái giai cấp và tình đoàn kết. Với câu thơ cuối của khổ thơ thứ hai:

"Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

"Hồn tôi" chỉ cái tôi cá nhân riêng nhỏ bé được kết hợp ới từ "khổ" ảnh hoán dụ chỉ quần chúng nhân dân lao khổ, chỉ những người bần cùng trong xã hội. 

Cụm từ "gần gũi nhau" chỉ sự đoàn kết cùng với cụm từ "mạnh khối đời" là ẩn dụ chỉ sức mạnh đoàn kết tập thể của những người chung số phận. Nó nhằm tạo ra sức mạnh đoàn kết của dân tộc. 

Bằng các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, Tố Hữu đã bày tỏ quyết tâm sắt đá, ý thức tự nguyện gắn cái tôi của mình với cái ta chung của dân tộc để tạo ra sức mạnh đoàn kết dân tộc.

Nhờ sự soi sáng của dân tộc để lý tưởng Cộng Sản, Tố Hữu đã có nhận thức , có sự giác ngộ về lập trường giai cấp đó là vượt qua tính chất ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để đến với tinh thần nhân ái của giai cấp dân tộc.