Câu thơ thứ ba và bốn trong bài "chiều tối" của Hồ Chí Minh hiện lên bức tranh cuộc sống của người dân và tấm lòng nhân ái của người.
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng"
Hình ảnh những cô thiếu nữ trẻ trung, khỏe khắn đang hăng say miệt mài lao động, đây là cuộc sống lao động thường nhật hàng ngày của người dân Trung Quốc nhưng đã cho thấy biểu hiện của tấm lòng nhân ái của người tù Hồ Chí Minh.
Bác đã quên đi hoàn cảnh đầy ải, cựu khổ của mình để vui với cuộc sống con người. "Ma bao túc" là vòng quay của chiếc cối xay ngô lặp ở câu sau thành " bao túc ma hoàn" giúp chúng ta cảm nhận được về những vòng quay chậm chạp, đều đều, nặng nề của cối xay nghô.Nó cho thấy tính chất công việc lao động rất gian nan, vất vả, nhọc nhằn.
Bút pháp nghệ thuật độc đáo " lò than rực hồng" của người tù Hồ Chí Minh đó là dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối, bóng tối miền Quảng Tây cho ta biết thời gian khuya khắt, không khí giá buốt, những cực nhọc vất vả trên đường đầy ải từ sáng đến đêm khuya mà chưa dừng lại.
Nó còn cho ta thấy cảm giác ấm áp, nồng nàn, lan tỏa đến tâm hồn yêu đười của người tù Hồ Chí Minh, tấm lòng nhân đạo. Nó còn là biểu tượng cho tương lai khi cái hiện tại tăm tối giá rét nhưng ngày mai sẽ ấm áp, tươi sáng.
Đó chính là sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai ngày mai cùng với sự vận động luôn hướng ra ánh sáng, tương lai.
Hai câu thơ miêu tả bức tranh lao động thường nhật của người Trung Quốc, một cuộc sống vất vả, nhọc nhằn. Trong hoàn cảnh gian an, đầy ải cực nhọc, đêm khuya giá rét vẫn chưa kết thúc hành trình đầy ải nhưng người tù Hồ Chí Minh vẫn cảm nhận được sự khỏe khắn và tinh thần hăng say lao động của cô thiếu nữ và vẫn cảm nhận được hơi ấm nồng nàn lan tỏa từ cuộc sống của người.
Chứng tỏ người tù Hồ Chí Minh là người có tấm lòng cao cả, nhân đạo, đã quên đi hoàn cảnh cực nhọc của riêng mình để vui với cuộc sống con người và niềm lạc quan tin tưởng hướng tới tương lai.