Đăng ký rồi thi đỗ vào ngành học của ngôi trường đại học danh tiếng là điều mà bạn học sinh cũng như phụ huynh nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, nếu bạn không đủ điểm đỗ thì bạn vẫn có thế theo học ngành và trường mà mình yêu thích chỉ với cách học song bằng này.
1. Bạn cần tìm hiểu về quy định học song bằng:
Với các bạn sinh viên thì khái niệm học song bằng không quá lạ lẫm. Tuy nhiên, với các bạn học sinh THPT thì cần tìm hiểu sớm hơn: Học song bằng là hình thức sinh viên có thể học 2 ngành cũng một lúc trong một trường đại học. Khi kết thúc chương trình học, sinh viên sẽ được nhận 2 bằng tốt nghiệp với 2 ngành khác nhau.
Khi bạn trẻ tìm hiểu kỹ về quy định, quy trình học song bằng rồi thì bạn sẽ hiểu cách để học ngành yêu thích khi không đủ điểm đỗ rồi đó. Ví dụ năm 2021 bạn sinh viên A có nguyện vọng 1 vào ngành Trí tuệ nhân tạo của Đại học Bách Khoa, nguyện vọng 2 vào ngành Quản trị doanh nghiệp của Đại học Bách Khoa. Nhưng do số điểm bạn thi không đạt nguyện vọng 1 mà chỉ đỗ nguyện vọng 2. Vì vậy, bạn A vẫn tập trung học tốt nguyện vọng quản trị kinh doanh. Năm học thứ 2 bạn A đã có thể kết hợp học thêm chuyên ngành đại học Trí tuệ nhân tạo của trường Bách Khoa. Thế là bạn A đã có được 2 bằng đại học, trong đó có bằng về chuyên ngành mình đam mê rồi đó.\
2. Điều kiện để được học song bằng cùng thời điểm
Theo quy định thì bạn có thể học song bằng của một trường đại học khi bạn đáp ứng yêu cầu về học lực khá trở lên trong 2 kỳ liên tiếp
Ví dụ: Sinh viên hệ đại học chính quy của Trường, sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ 1; điểm Trung bình chung tính từ đầu khóa học đạt từ 2.0 trở lên (tính theo thang điểm 4 – tương đương 5,0 thang điểm 10) và đã tích luỹ được tối thiểu số tín chỉ theo quy định
Một điều kiện mà ít bạn học sinh, sinh viên để ý đó là: Thời gian đào tạo ở chương trình thứ hai cũng đòi hỏi khả năng học tập, tình hình tài chính và sức khỏe, sinh viên được rút ngắn tối đa 1 năm học hoặc kéo dài tối đa 2 năm học; song thời gian đào tạo tối đa cho của hai chương trình không vượt quá thời gian thiết kế cho chương trình thứ 1. Số tín chỉ tối đa mà sinh viên đăng ký học chương trình hai không được vượt quá số tín chỉ tối đa của mà sinh viên được phép đăng ký mỗi học kỳ cộng thêm 5 tín chỉ cho chương trình hai.
Một lưy ý là bạn phải tốt nghiệp ngành 1 thì mới được xét duyệt tốt nghiệp ngành 2. Đây là quy định để tránh các bạn sinh viên chỉ tập trung học ngành nghề mình yêu thích ở bằng 2 mà bỏ qua bằng 1.
3. Những ưu nhược điểm khi bạn tham gia học song bằng:
a. Ưu điểm khi bạn học song bằng:
– Việc học hai bằng một thời điểm giúp bạn giảm rất nhiều thời gian đó là lợi thế tuyệt vời mà các bạn học sinh sinh viên nên tham khảo.
– Một điều tuyệt vời nữa là giá trị bằng thứ 2 như bằng thứ nhất
– Nhờ và sự bổ trợ của 2 bằng đại học sẽ giúp bạn tăng cơ hội việc làm khi ra trường.
b. Nhược điểm của việc học song bằng:
– Thời gian học tập, thi cử sẽ chiếm hầu hết quỹ thời gian của bạn trong ngày. Việc học nhiều môn học bị chồng chém về lịch học cũng như thời gian ngồi trên ghế nhà trường nhiều khiến bạn ít có thời gian nghỉ ngơi.
– Áp lực học tập tăng cao do phải học quá nhiều với những môn được bố trí dày đặc cũng như lịch thi triền miên. Để tránh áp lực đè nặng lên các sinh viên năm cuối, các trường đại học đã quy định là chỉ có sinh viên có học lực khá trở lên, sức khỏe đảm bảo mới được đăng ký và học bằng thứ 2.
– Tốn nhiều chi phí hơn: Đương nhiên là học song bằng sẽ gia tăng chi phí nhiều hơn rồi. Vì thế, trước khi các bạn đưa ra lựa chọn học bằng thứ 2. Các bạn cần có kế hoạch học tập để tránh việc lịch học trùng lặp khiến bạn phải bỏ lỡ một trong 2 môn, đó cũng là điều khiến bạn có thể mất thêm chi phí để thi và học lại.
– Tốt nghiệp muộn hơn so với các bạn sinh viên chỉ học 1 bằng: Thời gian học song bằng sẽ mất từ 2-3 năm nên việc ra trường có thể muộn hơn các bạn sinh viên cùng khóa chỉ theo học 1 bằng duy nhất.
Thời gian nửa năm sẽ giúp các bạn sinh viên mới ra trường có thể tích lũy vô vàn kinh nghiệm khi đi làm. Nhưng, với tình hình thực tế việc làm hiện nay thì các bạn sinh viên mới ra trường rất khó có thể xin được công việc theo đúng chuyên ngành của mình. Một bạn sinh viên học song bằng ra trường sẽ có nhiều kiến thức hơn. Đặc biệt hơn nữa, các bạn theo học lĩnh vực yêu thích của mình thì kiến thức chuyên sâu sẽ tốt hơn. Điều này là một lợi thế vô cùng lớn để các bạn xin vào làm những công ty đúng chuyên môn yêu thích của mình.
Chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình!