Bói tình yêu
Tải miễn phí:
Android iOS
Tra câu, Từ điển Anh - Việt
Tải miễn phí:
Android iOS

Làm sao phân biệt và lựa chọn ngành và chuyên nghành trong tuyển sinh?

Ngành và chuyên ngành là khái niệm mà nhiều bạn học sinh còn đang mơ hồ để đưa ra lựa chọn đăng ký ngành học của các trường đại học mà mình mong muốn. Bạn cùng tìm hiểu bí quyết tranh cạm bẫy về ngành và chuyên ngành học dưới đây nhé.

1. Phân biệt ngành và chuyên ngành:

-Ngành học (ngành đào tạo) là lĩnh vực học mang tính chuyên môn trong chỉ một lĩnh vực, mảng nào đó. Ví dụ: Khi bạn theo học chuyên ngành Marketing có nghĩa là bạn sẽ được học lý thuyết và thực hành chuyên sâu về Marketing như: Nghiên cứu thị trường và khách hàng, xây dựng kênh bán hàng, định giá sản phẩm, tổ chức sự kiện…

- Chuyên ngành học là bạn sẽ được đào tạo một hay hai nhánh nhỏ trong ngàng được đào tạo. Ví dụ: một trong những nhánh học nhỏ trong ngành học về Marketing: Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, Digital Marketing, Quản trị kênh phân phối…

Loading...

Một lưu ý với các bạn là trên bằng tốt nghiệp chỉ thể hiện Ngành học mà bạn được đào tạo còn nếu muốn biết chi tiết hơn bạn học chuyên ngành nào trong ngành đó thì cần nhìn bảng điểm chi tiết môn học.

2. Những “cạm bẫy” và cách tránh bẫy về ngành và chuyên ngành trong tuyển sinh

Đào tạo giáo dục cũng là một hình thức "làm kinh tế" nên có nhiều trường muốn tuyển sinh được lượng học sinh theo mong muốn thì họ cũng sử dụng chiêu thức marketing ngành học bằng nhiều chuyên ngành khác nhau, khi ghép tên vào nó bỗng trở thành một cái tên mang xu hướng thời thượng rất “kêu”: Quản trị khởi nghiệp, Quản trị công nghệ và đổi mới sáng tạo, Trí tuệ nhân tạo…

Cạm bẫy này khiến nhiều bạn học sinh rơi vào vòng xoáy đào tạo, các bạn sẽ bị loạn trong việc lựa chọn trường học cũng như ngành học theo năng lực và sở thích của bản thân. Để tránh được những cạm bẫy ngành & chuyên ngành học, các bạn học sinh cần tìm hiểu thật kỹ và tỉnh táo tránh nhầm lẫn trong việc chọn ngành học. Có rất nhiều chuyên ngành được các trường đặt tên nghe thì vô cùng hấp dẫn với tương lai, tuy nhiên khi vào học và ra trường, các bạn sẽ thấy thời gian học nhiều năm của mình không đạt được kỳ vọng của chính bản thân, đó là chưa nói về tương lai công việc của các bạn nữa. Ví dụ như ngành Tiếng Anh báo chí – một cái tên nghe rất “kêu” và theo xu hướng khi có thêm từ báo chí, nhưng khi ra trường sinh viên vẫn sẽ chỉ được cấp bằng Cử nhân Tiếng Anh.

Có nhiều trường chỉ dạy chuyên ngành tuyển sinh chỉ với vài tín chỉ vào cuối năm nhưng họ sẵn sàng nhấn mạnh vào chuyên ngành nhằm thu hút sự chú ý của các bạn. Vì thế, các bạn không thực sự tỉnh táo trong việc chọn ngành học, khi ra trường sinh viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp không giống như mình tưởng lúc ban đầu. Ví dụ về hiện nay cái danh "trí tuệ nhân tạo AI" là cụm tư hấp dẫn hầu hết các bạn học sinh yêu thích công nghệ thông tin. Nhưng, nó thực chất là một nhánh thuộc ngành Công nghệ thông tin của một trường nào đó. Người học sẽ được đào tạo về ngành Công nghệ thông tin là chủ yếu và có đi sâu một vài môn về Trí tuệ nhân tạo. Nhiều sinh viên lầm tưởng khi ra trường trên bằng tốt nghiệp sẽ ghi Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo, nhưng trên bằng chỉ ghi là Kỹ sư Công nghệ thông tin.

Có lẽ, đến đây nhiều bậc phụ huynh học sinh cảm thấy mông lung không biết phải lựa chọn ngành và chuyên ngành học nào phù hợp với lực học cũng như tương lai con em mình. Đừng quá lo lắng, Việc đưa thêm ngành học mới vào danh mục đào tạo của trường không phải là điều dễ dàng. Ngành học đã được quy định trong danh mục mã ngành của quốc gia, các trường không thể tự tiện đặt tên ngành. Nếu muốn đưa thêm một ngành mới vào chương trình đào tạo, các trường sẽ phải đáp ứng được điều kiện của Nhà nước về số lượng giảng viên, trình độ, cơ sở vật chất…

Theo quy định pháp luật thì các trường cũng không quá đà đến mức làm sai lệch thông tin về chuyên ngành trong ngành học lắm đâu. Cha mẹ hãy cùng con tìm hiểu thật kỹ về lực học, sở thích của các bạn học sinh. Sau đó, kết hợp đưa ra lựa chọn ngành học, trường học phù hợp với con cũng như tương lai sau khi ra trường đi làm.

Chúc các bạn học sinh có được quyết định sáng suốt để lựa chọn cho mình chuyên ngành trong ngành học cũng như trường đại học mà mình yêu thích nhất.