Những hình ảnh ẩn dụ trong bài "Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương
Hoàn cảnh ra đời bài thơ "viếng lăng Bác"
Dòng cảm xúc của Viễn Phương trong bài "viếng lăng Bác"
Tình cảm của nhân dân với Hồ Chí Minh đặc biệt như thế nào điều này không mới. Riêng trong thơ của Tố Hữu, minh Huệ... và lần này là tác giả Viễn Phương.
Thơ Viễn Phương rất độc đáo, gây ấn tượng cho mỗi người dù chỉ mới đọc lần đầu.
Mở đầu của bài thơ Viếng Lăng Bác là cái cảm nhân bỡ ngỡ vừa lạ vừa quen.
"Con ở miền nam ra thăm lăng Bác"
Câu thơ không nói điều gì nhiều, nhưng vì sao đọc lên cứ rưng rưng. Miền nao trong hai cuộc chiến tranh là một bức thành đồng, nửa thế kỉ chiến đấu và hi sinh phải chăng không ngoài mục đích duy nhất hai miền nam bắc thống nhất một nhà.
Vì vậy, khi đã đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng, cảm thấy mình là một đại diện cho những đứa con ở xa không khỏi xúc động khi bước vào lăng Bác.
Một cái gì kìm nén bấy lâu nay bỗng òa ra tức tưởi. Hai mảnh đất hai địa đầu đất nước đã được nói liền bằng cuộc hành hương.
Hình ảnh nhà thơ gặp đầu tiên là hàng tre quen thuộc đến nao lòng, Một chữ "đã" trong câu "đã thấy trong sương hàng tre bát ngát". "Đã" là cái cử chỉ thân yêu một hành động vội vã dù được thực hiện bằng một thứ tiếng náo vô ngần.
Chất suy tưởng trong thơ từ cảm xúc rất thực này, khổ thơ tiếp theo là sự chiêm ngưỡng vị Chủ tịch kính yêu người có thể so sánh với trăng sao, nghĩa là thuộc về vũ trụ.
Nhưng cái sáng trắng ấy không thể tạo ra sức sống cho muôn loại được nhưng với sự tinh tế của tác giả đã kịp thời làm xuất hiện với cảm nghĩ của nhà thơ.
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Phép đối ấy đã toat lên một mặt trời vĩnh hằng nhưng im lặng vô hồn với một tuổi xuân ngắn ngủi là "bảy mươi chín mùa xuân". Khổ thơ đã nói lên những hòa kiệt anh linh không thể chết nếu lấy tiêu chí về sự bất tử của linh hồn.
"Bắc nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"
Từ gam màu chói lọi chuển về dịu dàng mềm mại đã mở ra một tầng cảm nghĩ mới.
Ý thơ của Viễn Phương gợi về bao câu thơ đẹp về trăng của Bác. Nhưng ngay sau đó ý nghĩ cảm thương xuất hiện.
"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"
Câu thơ nói lên Bác đã đi vào lịch sử là một người vĩ đại nhưng người vẫn là một con người bình thường, vẫn phải đi về cõi vĩnh hằng.
Vì thế mà tác giả thấy nhói ở trong tim. Còn khổ thơ cuối là sự tiếc nuối với điệp từ "muốn", tác giả ước gì mình được làm "con chim hót, đóa hoa tỏa hương, câu tre trung hiếu" để mãi bên cạnh Bác.
Qua bài thơ, với lòng tôn kính đến nghiêm trang và đầy xúc động và những nghệ thuật độc đáo như: ẩn dụ, so sánh, phép đối, tác giả tạo nên một bài thơ khác biệt nhưng cũng không kém phần ấn tượng mà xúc động.
Đồng thời cũng nhận nhiệm vụ hoàn tất với niềm tiếc thương và kính yêu vô hạn đối với Bác.
Có thể nói bài thơ là một thứ tiếng giản đơn, hồn nhiên mà âm vang lòng, nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi.